Địa chỉ Mới: 161C/101 Lạc Long Quân, P3, Quận 11, TP.HCM | 0906821220 | VIDEOS | TIN CÔNG NGHỆ | HỎI ĐÁP
HƯỚNG DẪN TRẢ GÓP
CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
Ngày đăng: 26-01-2013
Lượt xem 1818
Đánh giá 0 lượt đánh giá
Giá KM: 6.000 VND
GIỚI THIỆU:
CHI TIẾT:
Phát hành: 2007
Có rất nhiều điều để hãng Mad Doc Software tự hào về game Empire Earth II. Sau khi mua lại thương hiệu từ Stainless Steel Studios (hiện đã đóng cửa) đội ngũ phát triển game của Mad Doc đã thêm vào các đặc điểm mới cho một game vốn đã có rất nhiều thứ để khám phá như Empire Earth khiến nhiều người ví von rằng cần mất cả vài thập kỷ để khám phá hết các đặc điểm đó. Điều này làm các game thủ RTS cảm thấy rất hào hứng vì họ thường so kè nhau về tốc độ bấm các phím tắt trong một giây. Và cái giá phả trả cho việc thêm các tính năng mới đó là làm những người mới tiếp cận với Empire Earth II cảm thấy khó khăn và dễ chán nản. Bởi vậy nên khi có dịp tiếp cận các thông tin mới về Empire Earth III tại buổi giới thiệu do Sierra tổ chức thì ý nghĩ đầu tiên len vào trong đầu của tôi là “Họ còn thêm được cái gì vào một game vốn đã có quá nhiều thứ như thế này?” Câu trả lời là họ không thêm gì cả và điều làm cho EA III trở nên hấp dẫn là những tính năng rối rắm trên đã được loại bỏ.
Phần demo bắt đầu bằng cuộc chiến giữa các đội quân phương Tây với các bộ lạc địa phương trong thời kỳ Colonial (thuộc địa). Nhà sản xuất đã loại bỏ sự phức tạp về các dân tộc, vùng lãnh thổ, văn hóa và gộp chúng lại thành ba nền văn minh lớn để thể hiện rõ nét hơn tính chiến thuật của game. “Western Tribe” là sự kết hợp của các quốc gia Châu Âu và Mỹ với sức mạnh dựa vào các công nghệ kỹ thuật cao cùng các đơn vị quân lớn giáp dày. “Middle Eastern faction” chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Ả Rập và Bắc Phi nên sức mạnh quân sự chủ yếu dựa vào tốc độ, sự cơ động cùng khả năng tàng hình. Và “Eastern” chủ yếu dựa vào sức người lấy số lượng lớn áp đảo đối phương để giành chiến thắng.
Một chi tiết khác cũng được thay đổi là hình dáng chi tiết các loại quân không còn mang vẻ hầm hố quân sự nữa mà được đổi sang tong màu tươi và giống hoạt hình hơn. Phần demo giới thiệu với chúng tôi về hai thời kỳ là thời "Colonial" và "Future." (Thuộc địa và Tương lai). Ổ cả hai thời kỳ này các đơn vị quân được thiết kế dựa trên tiêu chí đẹp và bắt mắt hơn là cứ bám vào lịch sử hay có khả năng có thật hay không. Ví dụ như Western Hussar là đơn vị kỵ binh có khả năng làm cho đối phương sợ nhưng trên thực tế đơn vị kỵ binh chẳng có nét nào giống với đơn vị kỵ binh cùng tên của Nga trong lịch sử. Những gì tôi thấy ở đơn vị lính này là một gã kỳ lạ với bộ áo giáp kim loại có đôi cánh đang cầm một thanh gươm sặc sỡ vừa đỏ vừa đen. Đơn vị Bedouin cưỡi lạc đà có khả năng sự dụng hơi thở của lạc đà như là một món vũ khí hóa học để làm đối phương bị choáng. Ở thơi kỳ Future, phe Western có một loại vũ khí là HERC trông như những con khủng long bạo chúa bằng máy khổng lồ.
Empire Earth III cũng rất chú trọng đến phần kinh tế. Bạn vẫn quản lý các khu vực lãnh thổ theo dạng bản đồ nhưng mỗi vùng bạn kiểm soát bây giờ trở nên rất rộng lớn và chỉ có hoặc hai điểm là có tài nguyên để khai thác. Các công trình để khai thác tài nguyên vẫn sử dụng nông dân làm nguồn lao động chính nhưng bạn không cần phải bận tâm đến chúng vì máy sẽ tự điều khiển nông dân khai thác tài nguyên. Điều này là để ngăn cản chiến thuật cắt đứt nguồn sống của đối phương bằng cách tiêu diệt nông dân khai thác tài nguyên mà nhiều người vẫn hay sử dụng và do đó cũng loại bỏ được sự phiền toái của việc quản lý kinh tế. Có thể nói gameplay bắt chước na ná Company of Heroes or Dawn of War và bạn sẽ có thêm nhiều lựa chọn chiến thuật khác tùy vào vùng đất đang nắm giữ.
Duy nhất chỉ có một thứ vẫn tồn tại xuyên suốt cho đến xê ri thứ 3 của Empire Earth là chiều sâu chiến thuật. Theo những gì mà tôi đã thấy ở phần demo (phải nói là khá ngắn) thì các cách thức hơi đa dạng cùng những chiến thuật rối rắm vẫn còn đó trong Empire Earth III. Các thời kỳ lịch sử của game bây giờ chia làm năm phần là Ancient, Medieval, Colonial, Modern, và Future. Các phân nhánh thời kỳ của game cũng như các loại đơn vị lính giờ đây rõ ràng và mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Sự cân bằng giữa các chủng tộc vẫn thể hiện rõ nét qua một loạt các đơn vị lính cơ bản và sẽ được nâng cấp theo nhiều hướng khác nhau thông qua các kỹ thuật mà bạn nghiên cứu khi thời đại thay đổi. Điều này làm cho chúng ta có cảm giác mỗi thời kỳ sẽ đưa chúng ta đến các loại kỹ thuật khác nhau. Thay vì nhanh chóng bỏ qua thời kỳ cuối Medieval để có được kỹ thuật chế tạo thuốc súng thì người chơi được khuyến khích khám phá kỹ thời kỳ mình đang chơi vì nếu lên thời kỳ quá nhanh bạn sẽ bỏ lỡ mất nhiều kỹ thuật để phát triển về sau.
Một điểm mới chưa có trong hai xê ri trước là chế độ "World Domination". Đây là chế độ mà người chơi sẽ chạy đua với máy tính để thống trị toàn thế giới. Tuy ý tưởng này không còn được giữ nguyên như ý tưởng ban đầu (những game thể hiện rõ ý tưởng này nhất là Rise of Nations và gần đây là Dawn of War, Dark Crusade và The Battle for Middle Earth II). Empire Earth III thể hiện ý tưởng này một cách chi tiết và rối rắm hơn. Thay vì chỉ việc đưa quân đi chiếm hết các lãnh thổ thì giờ đây các trận chiến thời gian thực trong chế độ World Domination sẽ có liên quan rất chặt chẽ với nhau. Các biểu tượng quân đội sẽ thể hiện chính xác vị trí của các đội quân cũng như sức mạnh và khả năng của chúng ở bản đồ thời gian thực (cũng như thể hiện chức năng ngoại giao để người chơi có thể kích động một cuộc nổi loạn ở vùng mình đang đánh chẳng hạn). Vì thế chiến thuật trong việc thôn tính toàn cầu của bạn cũng không kém phần quan trọng so với chiến thuật trong từng trận đánh.
Một chi tiết hơi gây khó chịu cho đến bây giờ là việc nhà sản xuất không chú trọng lắm đến các màn campaign và tạo cho người chơi có cảm giác nhà sản xuất không tập trung vào phần chơi đơn. Thay vào đó phần “World Domination" có vẻ như là một sự bù đắp cho phần campaign nhưng điều này làm người chơi cảm thấy thiếu một cái gì đó. Thêm một điều nữa là game không có một điểm nổi trội nào của riêng mình mà chỉ là sự pha trộn nhiều thể loại chiến thuật lại với nhau nên khó có thể tạo nên một bước đột phá trong thể loại RTS. Chúng ta hãy chờ xem game có điều gì thú vị khi được phát hành vào cuối năm 2007.
System requirements:
Recommended requirements: