Địa chỉ Mới: 161C/101 Lạc Long Quân, P3, Quận 11, TP.HCM | 0906821220 | VIDEOS | TIN CÔNG NGHỆ | HỎI ĐÁP
HƯỚNG DẪN TRẢ GÓP
CHÍNH SÁCH BẢO HÀNH
CHÍNH SÁCH VẬN CHUYỂN
Ngày đăng: 04-09-2023
Lượt xem 3321
Đánh giá 1 lượt đánh giá
Giá KM: 48.000 VND
GIỚI THIỆU:
CHI TIẾT:
Call of Duty: WWII không những là lần đầu tiên mà dòng game này lấy bối cảnh Thế Chiến sau 9 năm, mà nó còn vinh dự tiếp nối truyền thống đặt tên… thiếu sáng tạo đúng theo thương hiệu của dòng game.
Tựa game thứ hai của Sledgehammer Games sẽ không “chạy nhảy” khắp quả địa cầu, hay cụ thể hơn là mặt trận Thái Bình Dương, Bắc Phi và các trận chiến tại Ý lẫn Nga sẽ không hiện diện trong Call of Duty: WWII. Nhà phát triển cho biết hãng không muốn trò chơi trở thành “tuyển tập các cột mốc to lớn của Đệ Nhị Thế Chiến”, mà câu chuyện của game sẽ tập trung vào con người trong thời chiến tại những sự kiện quen thuộc như trận Ardennes hay D-Day. Call of Duty: WWII sẽ đưa người chơi vào vai binh nhì 19 tuổi Ronald “Red” Daniels đến từ Texas – một trong hàng triệu thanh niên nhập ngũ để phục vụ tổ quốc trong cuộc đại chiến. Hai nhân vật khác được xác nhận sẽ đóng vai trò quan trọng trong câu chuyện của game là Robert Zussman – một binh nhì người Mỹ – Do Thái và Rousseau – nữ chỉ huy phe kháng chiến Pháp.
THỬ THÁCH TÌNH ĐỒNG ĐỘI
Cuộc hành trình của sư đoàn bộ binh cơ giới 1 (1st Infantry Division) xuyên suốt châu Âu càng trở nên… thú vị hơn do phía trên Red còn có sự xuất hiện của hai nhân vật chủ chốt: Trung sỹ Pearson và trung úy Turner. Được đặc tả như là “hai mặt của đồng xu”, nếu như Pearson – do diễn viên Josh Duhamel (Transformers) thủ vai, luôn đặt mục tiêu và nhiệm vụ lên trên tất cả, thì Turner lại coi mạng sống của các chiến sỹ là tối quan trọng. Sự căng thẳng trong góc nhìn đối lập nhau của hai nhân vật này sẽ là một trong những điểm nhấn chính trong suốt toàn bộ câu chuyện của trò chơi. Một kịch bản đậm chất Spec Ops: The Line sẽ lặp lại, chỉ khác là nhân vật chính có thể sẽ không… ngả điên sao? Rất có thể lắm chứ.
BỐI CẢNH CŨ, ÂM HƯỞNG MỚI
Trận D-Day diễn ra tại Normandy vẫn là một trong những cột mốc cực kỳ lớn trong lịch sử nhân loại đã được đặc tả trong rất nhiều tác phẩm thuộc ngành công nghiệp giải trí, thế nhưng trong suốt thập kỷ vừa qua, việc thể loại game FPS thiếu thốn những cái tên nổi cộm lấy bối cảnh Thế Chiến khiến cho trận D-Day được tái hiện trong bầu không khí bạo tàn của Call of Duty: WWII mang lại cảm giác khác lạ hơn trước rất nhiều. Nếu như bạn còn nhớ, Sledgehammer Games được thành lập vào năm 2009 bởi những trụ cột của dòng game kinh dị lẫy lừng Dead Space, thế nên sẽ không phải là điều bất ngờ nếu như “tàn khốc” là cụm từ thích hợp nhất để đặc tả chiến tranh trong Call of Duty: WWII. Hy vọng rằng đây sẽ là lần đầu tiên mà dòng game này mang đến thông điệp phản chiến tới giới mộ điệu thay vì khẩu hiệu “anh hùng Mỹ muôn năm!!!” như thường lệ.
NHỮNG SẮC THÁI CỦA CHIẾN TRANH
Sledgehammer Games còn muốn nhấn mạnh những vấn đề xã hội len lỏi trong khắp những năm 40, từ phân biệt chủng tộc và giới tính, xung đột tôn giáo được đặc tả thông qua hình ảnh của những con người – từ dân thường cho đến lính tráng, thuộc mọi tầng lớp và quốc gia trong toàn bộ chiều dài của Call of Duty: WWII. Đặc biệt khi mà một trong những nhân vật thân cận nhất của Red là Zussman – một anh chàng người Do Thái, và có một số gợi ý rằng người chơi sẽ gặp phải một số nhân vật thuộc phe Trục nhưng “không hề xấu xa hoàn toàn”. Câu hỏi được đặt ra ở đây là: có bao nhiêu phần trăm vấn đề xã hội sẽ được thể hiện một cách công minh trong loạt game nổi tiếng với chủ đề “ảo tưởng sức mạnh” của quân đội? Có lẽ thời gian sẽ trả lời câu hỏi đó.
NHỮNG NGƯỜI LÍNH MẢNH MAI
Một trong những thay đổi đáng chú ý nhất của Call of Duty: WWII kỳ này đó là sự vắng bóng cơ chế tự hồi máu trong phần chơi đơn. Theo như Sledgehammer Games cho biết, hãng muốn lối chơi của Call of Duty: WWII phải đồng điệu với tông điệu của game – không còn những “siêu nhân” với khả năng bay nhảy và đu tường thượng thừa (mặc dù cá nhân người viết, trái với đa số người, vẫn còn đang… khoái phong cách này). Nếu ăn đạn quá nhiều, bạn phải gọi hỗ trợ từ lính cứu thương chứ không thể tìm chỗ nấp rồi chờ vết thương… tự hồi phục như trước. Tương tự với đạn dược, nhân vật sẽ không tự nhặt đạn khi bước qua vũ khí trên mặt đất, mà bạn buộc phải tự nhặt vũ khí hoặc chờ đồng đội ném băng đạn cho mình.
“TẤT SẮC” NGÀN CÂN
Trừ phi Activision tiếp tục buộc Sledgehammer Games “nhồi nhét” vào game vài trăm… camo vũ khí với vài trăm màu sắc khác nhau (cũng là điều mà người viết khá chắc chắn 120% rằng sẽ xảy ra), trước mắt Call of Duty: WWII sẽ mang lại đầy đủ các chủng loại vũ khí quen thuộc từ Đệ Nhị Thế Chiến như M3 Grease Gun, M1 Garand hay Thompson. Phần chơi mạng sẽ mang phong cách “chân dính trên mặt đất” như truyền thống, thế nên chúng ta có thể mong chờ một phần chơi Multiplayer ít “loạn” như những phiên bản mang bối cảnh tương lai gần đây.
CHƠI MẠNG HỨA HẸN “BÙNG CHÁY”
Call of Duty: WWII sở hữu một chế độ chơi mạng mới toanh mang tên “War” tập hợp một chuỗi nhiều trận đánh trong phần chơi mạng sở hữu “kịch bản” khác nhau cho từng phe, ví dụ như phe Đồng Minh tấn công khu vực đồng bằng còn phe Đức cố thủ chẳng hạn – nó sẽ có khá nhiều điểm tương đồng với mục chơi Operations của Battlefield 1, mục tiêu là để mô tả lại một cuộc chiến tranh nhiều chiều giữa các mặt trận mà trong đó, cả hai phe tham chiến đều sở hữu mục tiêu riêng của mình. Hệ thống Class được mở rộng thành quân đoàn (Division) cho phép người chơi “nhập ngũ” và leo cấp bậc tương ứng, và trò chơi cũng sẽ sở hữu một khu vực xã giao (social hub) lần đầu xuất hiện trong Call of Duty, nơi mà các người chơi thực hiện các công việc ngoài lề như chỉnh sửa cá nhân, trang bị – tương tự như tòa tháp trong Destiny. Có thể nó sẽ thay thế trình đơn thông thường chăng?
Và dĩ nhiên, phần chơi zombie sẽ quay trở lại theo như thông lệ.